Khi ở độ tuổi mẫu giáo “Tại sao?” luôn là câu hỏi phổ biến nhất có trong từ vựng của trẻ.
Ngày đăng: 18-05-2014
3286 lượt xem
Nhiều lúc các ông bố bà mẹ thấy rất khó xử, lúng túng và phát phiền với những câu hỏi đó của trẻ. Vậy các bậc phụ huynh nên đối phó với những câu hỏi tại sao của bé như thế nào?
Nếu có một từ mà tất cả các em bé trước tuổi đi học đều biết (ngoài từ “không”) đó là “tại sao?”. Rất nhiều các câu hỏi tại sao được các bé đặt ra: “Tại sao con lại không được nuôi một con chó con?”, “Tại sao bầu trời màu xanh?”, “Tại sao con không có anh chị em như các bạn khác?”… Đó là một trong vô số các câu hỏi mà phụ huynh đã được yêu cầu phải trả lời.
Giai đoạn bé biết đặt những câu hỏi tại sao không phải là một giai đoạn mà các bậc cha mẹ nên thấy phiền toái vì đây là lúc trí tưởng tượng và não bộ của trẻ đang rất phát triển. Những câu hỏi này cho thấy một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của não bộ và tư duy sáng tạo của trẻ nhỏ. Trẻ em chỉ hiểu những gì thân quen trong cuộc sống của chúng và những gì chúng có thể nhìn thấy, chạm vào và lắng nghe. Chính vì thấy bé cần đặt các câu hỏi để được kết nối các với các sự vật, hiện tượng.
Đối phó với những câu hỏi tại sao của bé.
Bạn cần biết rằng đây là sự phát triển tự nhiên do nhận thức về thế giới của bé ngày càng tăng. Các bé bắt đầu nhận thấy những điều thú vị xảy ra xung quanh mình mà trước đó bản thân bé chưa bao giờ nghĩ tới và việc đặt câu hỏi là để thỏa mãn trí tò mò, tưởng tưởng của bản thân.
Có nhiều đứa trẻ rất tò mò và muốn hỏi cho đến cùng của một sự việc. Những câu hỏi cứ liên tiếp và dường như vô tận cho cha mẹ mà một câu trả lời không thể làm trẻ hài lòng. Những lúc rơi vào trường hợp như thế cha mẹ thường có câu trả lời “Mẹ/bố không biết” sẽ làm cho trẻ cáu giận. Bé cảm thấy như cha mẹ đang cố gắng giữ bí mật cho riêng mình mà không cho bé biết.
Nếu như khi con hỏi mà bạn quá mệt, bận rộn, hoặc không biết, cũng đừng cáu kỉnh, lảng tránh, nói dối hoặc trả lời cho xong chuyện, bởi bé rất nhạy cảm và sẽ nhận ra ngay. Khi đó bé sẽ thấy mình không được quan tâm và tôn trọng.
Các chuyên gia chăm sóc trẻ cho rằng lúc này cha mẹ nên nắm lấy các câu hỏi của trẻ, không nên trả lời cho qua, tỏ ra khó chịu, cáu giận và dành thời gian để trả lời cẩn thận cho bé. Đằng sau mỗi câu hỏi của trẻ không chỉ là sự tò mò mà còn là vấn đề học tập, hiểu biết suốt đời của trẻ mà cha mẹ là người bé tin cậy nhất. Chính vì thế cha mẹ cần phải cẩn thận trong mỗi câu trả lời của mình. Khi trẻ càng lớn thì những câu hỏi sẽ ngày càng khó hơn. Nếu bạn không biết câu trả lời hãy tìm kiếm nó thật kỹ càng.
Có những câu hỏi của trẻ trong độ tuổi mầm non mà rất khó để trả lời như về giới tính hoặc cái chết, sự mất mát như là con từ đâu ra hay tại sao con chó của con lại chết… Khi đó cha mẹ không nên lảng tránh đi mà hãy giải thích trung thực, đơn giản ở ngưỡng mà bé có thể hiểu được.
Đằng sau những câu hỏi tại sao để thỏa mãn trí tò mò là cả thế giới nội tâm của trẻ. Chính vì vậy mỗi khi bé đặt câu hỏi bặn đừng bỏ qua cơ hội nắm bắt được những suy nghĩ, cảm nhận, tâm tư của con. Qua đó bạn sẽ dần dần thấy con mình lớn lên mỗi ngày như thế nào.
Filed Under: Mẹ và bé
Trải nghiệm cùng Đồ hiệu cho bé yêu
Gửi bình luận của bạn