Những sai lầm trong việc dạy con

Hãy dạy trẻ độc lập suy nghĩ, tự giác trong mọi việc để sống tự lập sau này.

Ngày đăng: 15-10-2014

2909 lượt xem

Hãy dạy trẻ độc lập suy nghĩ, tự giác trong mọi việc để sống tự lập sau này.Định hướng sai lầm trong dạy dỗ con cái thông thường dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo cùng rút kinh nghiệm.

1. Hy vọng con cái sẽ giống mình.

Bạn nghĩ rằng con mình từ nhỏ đã được giáo dục theo nguyên tắc của gia đình mình thì chúng sẽ giống mình về tình cảm, ý chí, sở thích? Thực ra không phải như vậy. Nhiều ông bố, bà mẹ quá kỳ vọng nên đã nếm mùi thất vọng khi phát hiện ra con cái có nhiều điều trái ngược với mình. Tục ngữ có câu: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Con cái bạn từ bẩm sinh đã có những tính cách cá biệt. Muốn giáo dục con cái, cha mẹ cần tìm thấy niềm đồng cảm thật sự với con, đó mới là điều quan trọng.

 2. Giúp đỡ con một cách không cần thiết.

 Trước công việc hàng ngày rất đơn giản như gấp chăn màn, đi mua quà sáng, khâu lại chiếc cúc áo,…con bạn hoàn toàn có thể tự làm được. Tuy nhiên, một số gia đình thường nghĩ vì con bận học nên làm giúp. Điều này lâu ngày sẽ tạo cho trẻ có thói quen ỷ lại, lười biếng trong cả suy nghĩ và công việc. Lớn lên, đối mặt với những khó khăn của cuộc sống trẻ sẽ né tránh, nếu có giải quyết cũng không linh hoạt. Tốt nhất các bậc cha, mẹ đừng quá chiều con, và nên để trẻ tự giải quyết các vấn đề của bản thân. Làm được một việc có ích, trẻ sẽ tự hào về năng lực của mình.

 3. Giục giã con quá nhiều.

 Nhiều bà mẹ tỏ ra sốt ruột khi thấy con mình lơ là học tập, thấy trẻ rỗi rãi là giục đi học, đi thư viện… mới yên tâm. Trong khi các em phải phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, tâm hồn thì việc không còn thời gian rảnh rỗi cho riêng mình để tự phát huy sở thích, cá tính sẽ khiến các em cảm thấy căng thẳng. mỏi mệt vì nhồi nhét kiến thức mà không được nghỉ ngơi. Như vậy rất có thể lớn lên trẻ sẽ trở thành một con người máy móc, thụ động.

 4. Khen ngợi con hết lời.

 Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Thành tích học tập tốt của con khiến cha mẹ vui mừng, tự hào đưa con ra làm chủ đề trong các buổi nói chuyện với đồng nghiệp, xóm giềng, ngợi khen khả năng của trẻ. Biết được tầm quan trọng của mình, trẻ sẽ nảy sinh tính kiêu ngạo. Nhiều khi năng lực của trẻ được cha mẹ “thổi phồng” so với thực tế, trẻ dễ sớm ngộ nhận về bản thân mình.

 5. Thoả mãn những đòi hỏi của con.

 Khi con bạn đã lớn, hãy để chúng tự lập, biết tiết kiệm, biết quý trọng của cải vật chất. Không vì thấy chúng thua kém bạn bè cái quần, cái áo, chiếc xe mà vội vàng đáp ứng, dần dần hình thành trong trẻ thói quen muốn gì được nấy. Lớn lên trẻ sẽ có tư tưởng coi mình trên hết, muốn chỉ đạo người khác, bắt người khác phải phục tùng ý thích của riêng mình.

 6. Quan tâm quá nhiều đến thế giới riêng tư của con.

 Hầu hết các cháu ở lứa tuổi cắp sách tới trường cũng hơn một lần nếm trải cảm giác thất bại sau một kỳ thi không như ý muốn hoặc có gia đình vì ít con nên trẻ dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Cha mẹ quan tâm săn sóc nhưng không có nghĩa  tỏ quá ra lo lắng mà cần để trẻ tự suy nghĩ về những việc chúng đã trải qua. Giúp trẻ né tránh nỗi buồn là đúng nhưng quá săn đón thì trẻ sẽ ỷ lại. Hãy dạy trẻ khi vấp gã đứng dậy bằng đôi chân của chính mình!

 7. Tạo ra những tiền cảnh thiếu thực tế cho con.

 Dạy con bằng những châm ngôn, cách ngôn đúng lúc mang ý nghĩa giáo dục rất lớn. Nhưng không nên áp đặt cách giáo dục này vì những chân lý đó chỉ là tương đối, lúc này là đúng nhưng giai đoạn khác chỉ còn tính chất tham khảo. Con cái bạn còn nhỏ, câu danh ngôn trong sách vở chưa thể “thấm” hết ý nghĩa giáo dục vì kinh nghiệm sống chưa có. Không nên “gò” con theo sách vở. Hãy để cháu phát triển những gì mà tạo hoá đã ban cho.


 Theo Thu Hiền
Eva

Trải nghiệm cùng Đồ hiệu cho bé yêu

bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
loader

Tin liên quan

Facebook chat