Tại sao trẻ nhỏ hay bị phân sống, đầy bụng và ốm vặt?

Rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện: đầy bụng, đi ngoài phân sống, hay nôn trớ, không chịu ăn… kèm theo các tình trạng mệt mỏi mạn tính, sức đề kháng yếu, dị ứng… ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ.

Ngày đăng: 19-08-2016

3086 lượt xem

Tại sao trẻ nhỏ hay bị phân sống, đầy bụng và ốm vặt? Nguyên nhân quan trọng gây ra chứng bệnh này là do trẻ bị mất cân bằng vi khuẩn đường ruột ( còn gọi là loạn khuẩn ).
Thế nào là cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột?
Trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong đó các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn có hại ở đường ruột. Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ được sống trong môi trường vô trùng, được bảo vệ cẩn thận. Ngay sau khi sinh, vi khuẩn bắt đầu xuất hiện và hình thành nên hệ vi khuẩn lòng ruột. Bình thường, khi cơ thể khỏe mạnh, số lượng vi khuẩn có lợi và có hại ở thế cân bằng nhau gọi là cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Vì sao trẻ bị mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột?
Nguyên nhân trước tiên: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt và chưa hoàn thiện. Bước vào tuổi ăn dặm, ngoài sữa mẹ, trẻ còn ăn thêm nhiều thức ăn khác nhau dễ dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn. Nhất là các trường hợp trẻ phải chịu một chế độ ăn uống không hợp lý: trẻ bị ép ăn quá nhiều trong một bữa; các cữ ăn quá gần nhau với những loại thức ăn giàu đạm, đường, chất béo… ít chất xơ, vitamin, chất khoáng, quá ít sữa lên men tự nhiên ( như sữa chua, phô mai không béo…). Khi đó hệ tiêu hóa của trẻ không đủ sức tiêu hóa hết thức ăn. Thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường tiêu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh làm lên men thức ăn và sinh ra nhiều hơi ( khí ) dẫn đến bụng bị chướng căng. Vì vậy, trẻ có cảm giác no, ăn kém đi, bỏ bú sữa, khó chịu, dễ nôn ói… Hơn nữa, thức ăn chưa tiêu sẽ tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ trong cơ thể vào ruột, gây hiện tượng đi ngoài phân sống hoặc lỏng nhiều lần trong ngày.
 
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột thường rất dễ ốm
Ảnh minh họa
 
Nguyên nhân thứ 2: là do khi còn nhỏ, hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện. Chính vì vậy trẻ nhỏ là đối tượng rất hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… trong những năm đầu đời và phải dùng kháng sinh để điều trị. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường biếng ăn, dễ nôn trớ, đi ngoài phân sống… Qua thời gian ngắn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng và dễ bị ốm do sức đề kháng yếu. Khi cơ thể trẻ yếu thì các vi khuẩn có hại này lại càng có cơ hội để “ hoành hành” khiến cho rối loạn tiêu hóa càng trầm trọng hơn. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Làm thế nào để chân bằng hệ vi khuẩn đường ruột cho bé
Khi trẻ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, biếng ăn, đi ngoài phân sống… cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Thông thường bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các chế phẩm giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các nhà khoa học nhận định rằng cách tốt nhất là bổ sung một hệ vi khuẩn mới có lợi dưới dạng chế phẩm Probiotics. Loại men vi sinh này sẽ giúp lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu… với những trẻ biếng ăn, kém hấp thu, sức đề kháng yếu và hay ốm.
Dạng menvi  sinh tốt nhất cho trẻ phải có đầy đủ 2 thành phần Probiotic và Prebiotic để cơ thể bé có thể hấp thu tốt nhất.
 

Trải nghiệm cùng Đồ hiệu cho bé yêu

bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
loader

Tin liên quan

Facebook chat