Khám phụ khoa là dịch vụ được thực hành nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.
Ngày đăng: 05-07-2017
2279 lượt xem
Xem thêm: Khám phụ khoa những điều nên biết trước
Đây là biện pháp đơn giản giúp bác sĩ đánh giá sơ bộ tình trạng cơ quan sinh dục của người phụ nữ.
Xã hội hiện đại, điều kiện vệ sinh cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ ngày càng tăng lên, tuy nhiên, bệnh phụ khoa không vì thế mà giảm, trái lại đang ngày càng tăng lên. Bệnh phụ khoa có nhiều loại, khá phức tạp, ban đầu tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như đời sống tình dục. Bệnh phụ khoa nếu để lâu ngày có thể gây biến chứng khó lường và gây nên các bệnh nguy hiểm. Các bệnh phụ khoa hiểm nghèo như ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.
- Phụ nữ nên di khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm 1 lần
- Quá trình khám phụ khoa chỉ kéo dài vài phút, không đau
- Bệnh phụ khoa để lâu có thể gây biến chứng khó lường, cần đi khám sớm và điều trị khỏi triệt để
NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH PHỤ KHOA
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh phụ khoa, trong đó, những thói quen vệ sinh, mặc quần quá bó, dùng thuốc, sản phẩm vệ sinh không đúng cách cũng là điều kiện để bệnh phụ khoa phát triển. Bên cạnh đó, với cấu tạo đặc biệt của âm đạo là một ống mở, luôn ẩm ướt, là môi trường vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển nên hết phụ nữ trưởng thành đều ít nhất 1 lần trong đời mắc bệnh phụ khoa.
BIỂU HIỆN CỦA BỆNH PHỤ KHOA
Những biểu hiện bất thường, dù là nhỏ nhất bạn cũng không nên bỏ qua, đặc biệt là những biểu hiện như ngứa, đau ở vùng kín, đau lưng, đau tức bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa chị em cần đi khám sớm.
CÁC BỆNH PHỤ KHOA THƯỜNG GẶP
Viêm nhiễm âm đạo: Viêm âm đạo là bệnh phổ biến nhất trong những bệnh phụ khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo trong đó, nguyên nhân do nhiễm nấm, vi khuẩn hay do trichomonas là khá phổ biến. Biểu hiện của viêm âm đạo có thể dễ dàng nhận biết như: lượng khí hư tăng lên, màu vàng nhạt hoặc xanh, có mùi hôi, co bọt, ngứa, rát vùng âm đạo, âm hộ.
Viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung là một bệnh thường gặp đối với phụ nữ sau khi sinh con với những biểu hiện như: có khi hư nhiều, màu vàng, có mủ xanh, mùi khó chịu. Viêm cổ tử cung cũng thường dẫn tới hiện tượng đau và chảy máu âm đạo sau khi sinh hoạt tình dục, sau khi đi vệ sinh, ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Các triệu chứng của viêm cổ tử cung dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của những bệnh phụ khoa thông thường chính vì vậy bạn nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng âm đạo.
Viêm cổ tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây nên hiện tượng vô sinh.
Viêm phần phụ: Viêm phần phụ có những biểu hiện cấp tính và mãn tính. Cấp tình thường có các dấu hiệu đau hai bên hố chậu, khí hư ra nhiều, đau dữ dội và liên tục, có thể kèm theo sốt. Viêm phần phụ mãn tính cũng có biểu hiện đau hai bên hố chậu. Những cơn đau xuất hiện rải rác, đau tăng khi làm việc quá sức, khí hư ra nhiều trước và sau kỳ kinh nguyệt. Thông thường, viêm phần phụ mãn tính không có biểu hiện sốt.
QUY TRÌNH KHÁM PHỤ KHOA
Toàn bộ quy trình khám sẽ kéo dài trong vài phút và thường không gây khó chịu. Bạn có thể hoàn toàn thư giãn trong suốt quá trình khám. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể trực tiếp phản ánh với Bác sĩ.
Trước khi tiến hành khám, khách hàng sẽ được yêu cầu đi tiểu. Khám phụ khoa bao gồm các bước sau :
-Khám bụng dưới
-Khám bộ phận sinh dục ngoài
-Khám âm đạo – cổ tử cung bằng mỏ vịt (không thực hiện bước này đối với người chưa có quan hệ tình dục)
-Khám cơ quan sinh dục trong bằng tay qua đường âm đạo kết hợp nắn bụng (không thực hiện bước này đối với khách hàng chưa có quan hệ tình dục; có thể thay bằng khám tay qua đường trực tràng kết hợp nắn bụng)
LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM PHỤ KHOA
Ngoài việc phát hiện và chỉ định điều trị bệnh phụ khoa nếu có, sau quá trình khám phụ khoa, Bác sĩ cũng đánh giá giúp bạn xác định sự xuất hiện của khối u hoặc các biểu hiện viêm nhiễm (nếu có) của cơ quan sinh dục và cơ quan lân cận (bàng quang, niệu đạo, trực tràng) của người phụ nữ. Bên cạnh đó, trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ cũng sẽ kết hợp khám sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung hay làm xét nhiệm soi – nhuộm khí hư xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn đường sinh dục hoặc những điều trị khác liên quan sức khỏe tình dục/ sinh sản/ KHHGĐ nếu có yêu cầu của khách hàng.
LƯU Ý
Phụ nữ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh, mãn kinh nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần. Bệnh phụ khoa đôi khi không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ là những biểu hiện thông thường như ngứa vùng kín, đau bụng kinh…khiến chị em chủ quan. Vì vậy, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa.
Trải nghiệm cùng Đồ hiệu cho bé yêu
Gửi bình luận của bạn