Sốt là bệnh hầu như ai cũng phải trải qua dù nhiều lần hay ít, đối tượng dễ bị nhất là trẻ nhỏ.
Ngày đăng: 02-12-2014
3335 lượt xem
Với hệ miễn dịch và kháng thể chưa hoàn thiện trẻ rất hay bị sốt khi thay đổi thời tiết, do vi khuẩn, virus tấn công… Khi thấy con có các dấu hiệu sốt các phụ huynh không nên quá lo lắng mà nên biết mình phải làm gì để giúp trẻ hạ sốt và trở lại bình thường.
Mẹ phải làm gì khi con bị sốt?
Nhận biết trẻ bị sốt
Khi thấy con có các biểu hiện sau thì cha mẹ cần đo nhiệt độ cho trẻ nếu thân nhiệt của trẻ lớn hơn 37 độ C có nghĩa là con đã bị sốt:
Thân nhiệt trẻ cao hơn bình thường
Trẻ quấy khóc, dễ nổi cáu, má đỏ bừng hoặc hơi tái
Trẻ mệt mỏi, không chyaj nhảy nô nghịch, đôi mắt không còn tinh lanh như bình thường
Thở gấp, ngủ li bì.
Các mức độ sốt của trẻ:
Sốt nhẹ: nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C
Sốt vừa: nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C
Sốt cao: nhiệt độ từ 39 – 40 độ C
Sốt rất cao: nhiệt độ >40 độ C
Trong tường hợp trẻ bị sốt cao và rất cao nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và theo dõi. Trẻ sốt dưới 39 độ C thì không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế mà có thể để trẻ ở nhà để chăm sóc.
Trẻ bị sốt, bố mẹ cần làm:
Dùng một chiếc khăn mặt ướt để đắp lên trán, cổ và tay của trẻ. Hãy thay quần áo thoáng mát cho hoặc nới lỏng cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ khi bị ốm, sốt cần để cho trẻ nghỉ ngơi trong những căn phòng thoáng mát, nhiệt độ thấp vừa phải, để giảm sức nóng đối với thân nhiệt của trẻ.
Cho trẻ ăn các loại thức ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp.
Khi bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi của trẻ . Dinh dưỡng và các vitamin tan trong nước cũng bị hao hụt. Cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là nhóm vitamin C và B để bù lại lượng mất cho trẻ. Không nên cho trẻ sử dụng những loại đồ uống có chứa chất kích thích vì khiến cho cơ thể càng dễ bị khử nước.
Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol dạng siro. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng sirô để bé dễ uống và hấp thu. Tuy nhiên, việc sử dụng loại sirô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế khi cho trẻ sử dụng thuốc hay sirô cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của trẻ. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu tình trạng sốt không có chuyển biến tốt.
Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Nước ấm vừa phải không được để lạnh không trẻ rất dễ bị cảm lạnh. Việc lau người cho trẻ bằng nước ấm cũng có tác dụng hạ sốt.
Không nên làm những điều sau:
Tự ý mua và sử dụng các loại thuốc, siro
Đắp cho trẻ quá nhiều chăn, và nếu trẻ còn nhỏ thì không nên quấn nhiều tã, mặc cho trẻ nhiều quần áo trước khi tiến hành đo nhiệt độ.
Để trẻ một mình khi đo nhiệt độ.
Lau người cho bé bằng nước đá lạnh, cồn, dấm
Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở
Tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sỹ
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi:
Trẻ sốt quá cao, trên 39 độ C kèm theo co giật.
Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, ngủ li bì, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…
Chăm sốc trẻ nhưng tình trạng sốt không thuyên giảm sau 1 ngày
Trẻ sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp khác nhưng không giảm sốt.
Trẻ sốt không cao nhưng kéo dài trong nhiều ngày
Khi trẻ bị sốt cần được quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng, các bậc phụ huynh cần bình tính theo dõi và xử lí. Khi thấy bất cứ biển hiện bệnh nặng cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Theo dohieuchobeyeu.com
Trải nghiệm cùng Đồ hiệu cho bé yêu
Gửi bình luận của bạn