Giải Tỏa Cơn Giận Của Trẻ

Trẻ em cũng có những lúc bộc lộ sự giận dữ của mình khi không kiểm soát được những việc chúng muốn. Làm cách nào để giải tỏa cơn giận dữ của trẻ?

Ngày đăng: 28-09-2013

3648 lượt xem

   
 
Khi trẻ giận dữ, bạn cần giúp chúng giữ bình tĩnh chứ không nên phê phán.
 
Tại sao trẻ giận dữ?
 
Theo BS Phạm Ngọc Thanh (BV Nhi Đồng 1, TPHCM) giận dữ của trẻ thường là phản ứng với sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần – một cố gắng để thoát khỏi tổn thương. Bé có thể nổi giận khi bạn cử động cánh tay cứng nhắc của bé lúc đang tập vật lý trị liệu. Bé  muốn nói với bạn rằng: “Tại sao làm cho con đau?”.
Trẻ em thường giận dữ khi chúng cảm thấy không kiểm soát được những việc mà chúng muốn. Có thể là bé không vẽ được bức tranh như ý muốn hoặc vô ý làm đổ đống khối vuông đang xếp. Hoặc cũng có thể là do thời tiết xấu đã buộc bạn phải thay đổi kế hoạch đi chơi của gia đình chẳng hạn. Trẻ em cũng giận dữ nếu chúng không thể kiểm soát được những hoạt động của người khác – điều này thường dẫn đến xung đột giữa các anh chị em hoặc tức giận đối với bạn.

Con của bạn có thể có phản ứng giận dữ lúc mệt mỏi hoặc chán nản. Một lần nữa, sự khó chịu có thể dẫn đến giận dữ.
 
Biểu hiện cơn giận dữ ở trẻ?

Bé thường dùng những hành vi đã quen dùng để biểu hiện sự đau đớn của mình. Bé khóc để giao tiếp, nhưng thường dùng những kiểu khóc đặc biệt mà sau một thời gian cha mẹ sẽ hiểu rằng chúng muốn biểu lộ sự giận dữ. Trước khi bắt đầu nói được, bé có thể biểu lộ sự giận dữ bằng cách ném đồ vật, đá hoặc chạy đi chỗ khác. Khi con của bạn bắt đầu biết dùng lời nói để biểu lộ sự giận dữ, bé không biểu lộ được những điều muốn nói bằng những từ ngữ thích hợp. Chẳng hạn thay vì muốn nói: “Con rất giận” thì bé có thể nói: “Con ghét mẹ” hoặc “Mẹ ích kỷ”.

Trẻ em thường làm theo gương của cha mẹ. Nếu bạn bị mất kiểm soát khi tức giận, bắt đầu la hét hoặc đánh người khác, thì con bạn cũng sẽ làm giống như vậy. Cảm giác giận dữ là một phần bình thường của cuộc sống. Bạn có thể dạy cho bé những cách có thể chấp nhận được để đối mặt với cơn giận. Với trẻ khuyết tật thì thường cảm thấy giận dữ vì đau đớn, chán nản hoặc mất khả năng kiểm soát cơ thể hơn những trẻ bình thường. Với trẻ khuyết tật, các bậc cha mẹ càng cần phải giúp trẻ học những cách hữu ích để đối phó với sự giận dữ.


Những cách khác để bé biểu lộ cơn giận cũng không rõ ràng. Bé trở nên cứng đầu và im lặng từ chối, không làm những việc mà bạn yêu cầu. Có lẽ bé chỉ “quên” hoặc không làm những gì bạn sai bảo mà thôi.

Những bé khác dồn nén cơn giận dữ trong lòng, trở nên buồn bã hoặc thờ ơ. Chúng mất hứng thú trong hoạt động và kiểu ăn uống của chúng cũng thay đổi. Những bé này có thể sẽ bị trầm cảm. Chúng không để cho người khác biết sự giận dữ của mình, nhưng vẫn cảm thấy nó.

Một số bé biểu lộ sự giận dữ của chúng thông qua những biểu hiện của cơ thể. Chúng có thể bị nhức đầu hoặc đau dạ dày thường xuyên, thậm chí là bị ốm hơn so với những đứa trẻ khác, nhưng bác sỹ cũng không phát hiện ra bệnh lý gì cả.
 
Phản ứng trước sự giận dữ của trẻ như thế nào?

Theo BS Phạm Ngọc Thanh, con của bạn có quyền có cảm giác “tốt” hoặc “xấu”. Nhưng con của bạn cũng cần biết cách đối mặt với những cảm giác đó. Bạn có thể dạy cho bé cách đối mặt với những cơn giận dữ bằng cách biểu lộ sự giận dữ của mình hoặc bằng cách nói và chỉ dẫn cho bé những cách khác. Điều quan trọng là tách biệt những hành vi (những việc bé làm) và cảm xúc (những gì bé cảm thấy). Chẳng hạn bé Tuấn có thể giận Dũng vì Dũng không chơi với Tuấn, nhưng làm hỏng xe của nó thì không phải là cách tốt để bé thể hiện cơn giận của mình. Để cho con của bạn biết rằng bạn nhận biết được cảm giác của bé, bạn nói tên của cảm giác, để cho bé biết tên của nó. Chẳng hạn khi con bạn đang giận với bạn Dũng, bạn có thể nói: “Con có vẻ giận bạn Dũng lắm”.

Bạn ngồi ngang tầm mắt bé, giữ bình tĩnh, để giúp bé trở nên bình tĩnh hơn. Nếu bạn cũng giận dữ, thì bạn nói điều đó với bé nhưng thể hiện sự kiềm chế. Bé sẽ bắt chước những gì bạn làm hơn là những gì bạn nói!

Đừng bao giờ phê phán bé tránh những tuyên bố kiểu như: “Lẽ ra con phải...” hoặc “Tại sao con làm như thế?”.
 
Ngọc Thanh

Trải nghiệm cùng Đồ hiệu cho bé yêu

bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
loader

Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

Đồ hiệu cho bé yêu SG

092.200.1616

Đồ hiệu cho bé yêu Hà Nội

0904.291.461

Đồ hiệu cho bé yêu Hải Phòng

0979.742.549

Sản Phẩm Khuyến Mãi

Facebook

Facebook chat