Mẹ uống thuốc tránh thai, thiếu dinh dưỡng hay thiếu canxi đều có thể khiến lượng sữa về ít.
Tất cả chuyên gia y tế đều khuyên bạn nên cho con bú ít nhất 6 tháng sau khi sinh. Vì vậy, lượng sữa của bạn đột nhiên giảm có thể gây ra nhiều vấn đề cho em bé. Em bé sẽ bị đói nếu lượng sữa của bạn không đủ. Những lý do sau có thể gây mất, giảm sữa.
Nếu không ăn đủ thực phẩm giúp thúc đẩy tiết sữa, người mẹ có thể không đủ sữa để nuôi em bé. Vì vậy, bạn cần ăn đủ và đa dạng thực phẩm giúp tăng tiết sữa.
Nguyên nhân làm giảm lượng sữa mẹ 1
Uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai chứa estrogen - một hormone gây trở ngại trong quá trình cho con bú. Vì vậy, bạn không nên uống thuốc tránh thai khi đang nuôi con. Bạn nên thử các phương tiện tránh thai khác.
Thiếu canxi là một lý do lớn khiến bạn hết sữa quá sớm. Khi cơ thể không đủ canxi, bạn có thể không sản xuất đủ sữa để nuôi em bé vì thành phần chính của sữa mẹ là canxi.
Cho con bú thất thường
Cho con bú thất thường là một nguyên nhân gây giảm tiết sữa mẹ. Bạn cần phải cho bé ăn cách 2 giờ một lần khi bé vẫn trong thời kỳ bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì vậy, cố gắng duy trì một lịch cho con bú thường xuyên và điều độ.
Ngừng cho con bú một cách bất thường
Nếu bạn không thể cho con bú trong một vài ngày do bệnh tật hoặc bị nhiễm trùng, thì sau đó nguồn cung cấp sữa mẹ có thể bị giảm đột ngột.
Viêm vú
Khi sữa mẹ bị đông lại và vón cục ở ngực, bạn có thể gọi đó là bệnh viêm vú. Thông thường bệnh viêm vú xảy ra do bạn cho con bú không đều. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm vú do nhiễm trùng, cần phải ngừng cho con bú ngay lập tức.
Cho con bú không đúng cách
Đôi khi, cách người mẹ cho con bú sai cũng là một nguyên nhân gây ra giảm tiết sữa. Nếu em bé không thể bám vào và bú đúng cách, tuyến vú sẽ không được kích thích để sản xuất đủ sữa.
Hoormon stress
Căng thẳng luôn gây hại cho bạn. Kích thích tố căng thẳng có thể làm hỏng sự cân bằng nội tiết tố của bạn và điều này có thể dẫn đến giảm tiết sữa.
Bạn lại mang thai
Khi có thai một lần nữa trong khi đang cho con bú, cân bằng nội tiết tố của bạn bị xáo trộn. Điều này có thể khiến nguồn sữa của bạn bị cạn khô một cách nhanh chóng.
Theo VnExpress
Trải nghiệm cùng Đồ hiệu cho bé yêu
Gửi bình luận của bạn